Kế toán thuế là gì? Những công việc của kế toán thuế bao gồm những gì? Bài viết này của Thuevinatax sẽ giải đáp những thông tin về khái niệm, các công việc, nhiệm vụ và những điều cần chú ý về kế toán thuế.
I. Kế toán thuế là gì? Khái niệm về kế toán thuế
Kế toán thuế là kế toán có trách nhiệm phụ trách về việc tính toán, khai báo thuế trong doanh nghiệp. Một mặt, nghĩa vụ của các doanh nghiệp đối với nhà nước là phải có kế toán thuế. Ở mặt còn lại, kế toán thuế giúp Nhà nước có thể quản lý hiệu quả nền kinh tế được chia thành nhiều thành phần.
II. Kế toán thuế làm những gì? Công việc của kế toán thuế
Các công việc của kế toán thuế được chia ra theo các loại sau đây: Công việc đầu năm cần phải làm; công việc phải làm hàng ngày; công việc hàng tháng; công việc hàng quý và công việc cuối năm cần phải làm.
1. Công việc kế toán thuế làm đầu năm
Những công việc đầu năm mà kế toán thuế cần làm là kê khai và nộp thuế môn bài; nộp tờ khai các loại thuế; nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn; cụ thể là:
Kê khai và nộp thuế môn bài: Đây là loại thuế mà các doanh nghiệp mới thành lập phải nộp vào đầu năm. Kế toán thuế cần phải kê khai và nộp thuế môn bài muộn nhất là ngày 31 tháng 1 theo quy định của pháp luật.
Nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tháng 12 hoặc quý IV của năm trước.
Nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tạm tính của quý IV của năm trước.
Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của quý IV của năm trước đó.
2. Công việc hàng ngày cần làm
Những công việc hàng ngày mà kế toán thuế cần phải làm có thể kể đến là tập hợp, xử lý các loại hóa đơn, chứng từ phát sinh, đồng thời tiến hành hạch toán các chứng từ như:
Thu thập hóa đơn đầu ra, đầu vào.
Xử lý và kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ và hợp pháp của hóa đơn, tránh trường hợp sai lệch thông tin trên hóa đơn.
Nộp tiền thuế nếu có các loại thuế phải nộp phát sinh để tránh trường hợp bị phạt do nộp chậm, nộp trễ.
Hạch toán những nghiệp vụ trong ngân hàng như tiền đến, tiền đi.
Nộp tiền vào ngân sách Nhà nước hạch toán các nghiệp vụ về quỹ dựa vào các loại phiếu chi, phiếu thu.
Sắp xếp, lưu trữ các hóa đơn, chứng từ thật khoa học để có thể tìm kiếm lại một cách nhanh chóng khi cần.
3. Công việc hàng tháng
Hàng tháng, kế toán thuế cần phải đảm bảo những việc sau đây:
Lập tờ khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng và có doanh thu từ 50 tỷ đồng trở lên.
Lập tờ khai thuế thu nhập cá nhân nếu doanh nghiệp phát sinh số thuế TNCN từ 50 triệu VNĐ trở lên.
Lập tờ khai cho các loại thuế khác nếu có.
Lập báo cáo cho tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng (nếu doanh nghiệp thành lập dưới 12 tháng).
Thực hiện bút toán phân bổ những dụng cụ, công cụ và trích hao tài sản cố định.
Cân đối các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán và có phương án xử lý; tránh dồn việc vào cuối năm.
4. Công việc hàng quý
Hàng quý, kế toán thuế có nhiệm vụ lập các báo cáo theo quý. Những loại báo cáo này bao gồm:
Tờ khai thuế GTGT (nếu doanh nghiệp mới thành lập và doanh thu ít hơn 50 tỷ VNĐ)
Tờ khai thuế Thu nhập cá nhân
Báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp (những hóa đơn đã dùng, những hóa đơn bị hỏng)
5. Công việc cuối năm
Vào cuối năm, kế toán thuế sẽ có rất nhiều việc quan trọng phải làm:
Hoàn thành báo cáo tài chính cho cả năm. Đây là công việc quan trọng nhất. Báo cáo tài chính năm sẽ gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh BC tài chính, Bảng cân đối số phát sinh tài khoản.
Lập báo cáo thuế quý IV.
Lập báo cáo quyết toán thuế TNCN của năm
Lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) của năm
In các loại sổ sách phục vụ cho việc quyết toán thuế và việc thanh tra của kiểm toán. Những loại sổ sách này bao gồm: Sổ cái các tài khoản; Sổ quỹ tiền mặt; Sổ tiền gửi ngân hàng; Sổ chi tiết các tài khoản; Bảng trích khấu hao tài sản cố định; Phiếu thu – chi; …
III. Cách làm kế toán thuế
Doanh nghiệp mới thành lập (Gồm 10 bước)
Bước 1: Tiếp nhận giấy đăng ký kinh doanh (ĐKKD) của doanh nghiệp
Bước 2: Tiến hành tạo tài khoản cho doanh nghiệp
Bước 3: Mua chữ ký số để kê khai và nộp thuế điện tử
Bước 4: Tạo tờ khai, nộp thuế môn bài
Bước 5: Tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) và lập mẫu 06/GTGT gửi cho cơ quan thuế
Bước 6: Tổng hợp các loại hóa đơn, chứng từ để thực hiện báo cáo, nộp thuế
Bước 7: Tiến hành hạch toán sổ sách căn cứ vào các chứng từ, hóa đơn
Bước 8: Tiến hành đối chiếu sổ sách và lập báo cáo tài chính năm
Bước 9: In sổ sách và ký, đóng dấu
Bước 10: Lưu trữ các loại sổ sách, chứng từ
Đối với doanh nghiệp đang hoạt động, doanh nghiệp cần lưu ý các bước tiếp nhận và bàn giao chứng từ, sổ sách kế toán khi làm kế toán thuế.
III. Một số câu hỏi thường gặp
1. Bằng cấp tối thiểu khi làm kế toán thuế là gì?
=> Trả lời: Các công ty, doanh nghiệp thường yêu cầu bằng cấp tối thiểu cho vị trí kế toán thuế là cao đẳng vì vị trí này cần được đào tạo bài bản trong một thời gian.
2. Làm thế nào để hạn chế rủi ro khi làm kế toán thuế?
=> Trả lời: Nên sử dụng các phần mềm hỗ trợ từ các nhà cung cấp uy tín để hạn chế sai sót và tối ưu việc quản lý các loại hóa đơn, chứng từ.
3. Kế toán thuế có thể thăng tiến lên vị trí nào cao hơn không?
Người làm kế toán thuế có thể thăng tiến lên vị trí kế toán tổng hợp để nhận được những đãi ngộ tốt hơn, đồng thời có cơ hội làm kế toán trưởng trong tương lai. Bạn có thể xem thêm những thông tin về kế toán tổng hợp trong bài viết dưới đây.
IV. Lời kết
Trên đây là những thông tin tổng quan về kế toán thuế mà các bạn đọc cần nắm rõ. Để có thể trở thành một kế toán thuế chuyên nghiệp không chỉ cần nắm vững chuyên môn mà còn cần có sự tỉ mỉ cao và trách nhiệm trong công việc.
Chính vì vậy, hãy cố gắng rèn luyện sớm nhất có thể để sẵn sàng cho lộ trình kế toán thuế của bản thân.