Bạn kí hợp đồng lao động với doanh nghiệp 2 năm nhưng không may công ty gặp vấn đề không thể tiếp tục duy trì kinh doanh và dẫn đến giải thể. Bạn băn khoăn, lo lắng không biết trách nhiệm của doanh nghiệp đối với quyền lợi của mình như thế nào khi công ty giải thể. Nếu bạn quan tâm đến vấn vừa chia sẻ thì có thể tham khảo qua bài viết dưới đây nhé
Có hai trường hợp giải thể doanh nghiệp là:
+ Giải thể tự nguyện
+ Giải thể bắt buộc (trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/đăng ký doanh nghiệp theo quyết định của Tòa án)
Tuy nhiên ,dù là giải thể trong trường hợp nào, doanh nghiệp cũng phải đảm bảo khả năng cũng như thực hiện đầy đủ thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản còn lại của doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp giải thể thì sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động và phải có trách nhiệm ưu tiên giải quyết việc làm người lao động.
Theo quy định tại Điều 47 Bộ luật Lao động 2012 về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
“4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán”.
=> Doanh nghiệp phải giải quyết các quyền lợi cho người lao động như sau:
1. Tiền trợ cấp thôi việc khi doanh nghiệp giải thể
– Điều kiện để được hưởng trợ cấp thôi việc là người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên.
– Mức hưởng: Mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
– Cách tính:
Trợ cấp thôi việc = thời gian làm việc tính trợ cấp x tiền lương tính trợ cấp
Trong đó:
+ Thời gian làm việc là tổng thời gian người lao động làm việc thực tế cho danh nghiệp (gồm: thời gian thử việc, học nghề, tập nghề; thời gian được doanh nghiệp cử đi học; thời gian nghỉa hằng tuần, nghỉ hưởng nguyên lương;…) trừ đi thời gian NLĐ tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc;
+ Trường hợp NLĐ có thời gian làm việc thực tế từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng thì được tính bằng ½ năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.
+ Tiền lương tính trợ cấp: là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước đó.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động; doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán đầy đủ trợ cấp mất việc làm cho NLĐ, thời hạn thanh toán có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày trong trường hợp doanh nghiệp giải thể theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, cần phải lưu ý thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp của mình để làm căn cứ chính xác tính hưởng trợ cấp thôi việc.
2. Tiền trợ cấp thất nghiệp khi doanh nghiệp giải thể
Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
+ Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi thất nghiệp
+ Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức BHXH
+ Và chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp
Như vậy, để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải trực tiếp làm thủ tục để được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Mức trợ cấp = 60% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp
Thời gian hưởng được xác định như sau:
+ Có đủ từ 12 tháng đến dưới 36 tháng đóng bảo hiểm: 03 tháng
+ Từ đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng đóng bảo hiểm: 06 tháng
+ Từ đủ 72 tháng đến dưới 144 tháng đóng bảo hiểm: 09 tháng
+ Từ đủ 144 tháng đóng bảo hiểm trở lên: 12 tháng
Ngoài 2 khoản trợ cấp thêm, người lao động còn được hưởng các trợ cấp tiền
+ Bảo hiểm xã hội
+Bảo hiểm y tế
+ Bảo hiểm thất nghiệp (gồm trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm)
+ Quyền lợi khác theo thoản ước lao động tập thể và hợp đồng lao động