Kế toán nói chung đã ra đời từ rất lâu, nó tồn tại và phát triển qua các hình thái kinh tế xã hội. Dựa trên sự phát triển, kế toán chia tách thành kế toán tài chính và kế toán quản trị. Vậy kế toán quản trị là gì? Khái niệm về và vai trò kế toán quản trị doanh nghiệp là gì?
Kế toán quản trị là loại hình kế toán cung cấp thông tin định lượng cho hoạt động bên trong công ty. Nhằm giúp nhà quản lý kiểm soát các hoạt động đơn vị và hoạch định các kế hoạch hoạt động dài hạn, ngắn hạn.
1.Khái niệm kế toán quản trị
+ Kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống thông tin quả trị trong một tổ chức mà nhà quản lý dựa vào đó để hoạch định và kiểm soát các hoạt động tổ chức – Theo Theo Ronald W. Hilton, Giáo sư Đại Học Cornell (Mỹ)
+ Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán” theo Luật Kế Toán Việt Nam (2003) và Thông tư 53/2006/TT-BTC ngày 12/6/2006 của Bộ tài chính.
Từ 2 khái niệm trên ta có khái niệm hoàn chỉnh cho Kế Toán Quản Trị như sau:
+ Kế toán quản trị là một khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp những thông tin định lượng về hoạt động của một đơn vị một cách cụ thể, giúp các nhà quản lý trong quá trình ra các quyết định liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của đơn vị.
2.Lý do ra đời Kế Toán Quản Trị
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa, phát triển của khoa học, công nghệ quản lý, đối tượng sử dụng thông tin kế toán ngày càng mở rộng. Nhu cầu thông tin cũng đa dạng hơn, điều này thúc đẩy kế toán ra đời các loại kế toán khác nhau. Lý do trực tiếp thúc đẩy sự ra đời của kế toán quản trị gồm 2 lý do chính:
+ Nhu cầu ngày càng tăng về thông tin phục vụ quản lý
+ Khả năng cung cấp thông tin
Như vậy, Kế toán quản trị ra đời từ khi xuất hiện nền kinh tế thị trường. Kế toán quản trị là kế toán dành cho người làm công tác quản lý.
3.Vai trò của kế toán quản trị
Dựa trên khái niệm và lý do ra đời ta có thể nói rằng kế toán quản trị ra đời vai trò chính là giúp đỡ nhà quản trị lên kế hoạch, kiểm tra và thực hiện các hoạt động dài hạn và ngắn hạn.
Kế toán quản trị cung cấp thông tin về hoạt động nội bộ của doanh nghiệp như:
+ Chi phí từng bộ phận, từng công việc, từng sản phẩm
+ Phân tích và đánh giá tình hình thực hiện với kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận
+ Quản lý tài sản, vạt tư, tiền vốn, công nợ
+ Phân tích mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng và lợi nhuận.
+ Lựa chọn thông tin thích hợp cho các quyết định đầu tư ngắn hạn và dài hạn
+ Lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh
4.Nội dung cơ bản của kế toán quản trị doanh nghiệp làm gì
Kế toán quản trị tương đối rộng nên chúng ta chỉ xét theo những nội dung cơ bản:
+ Xét theo nội dung các thông tin mà kế toán quản trị cung cấp
+ Kế toán quản trị các yếu tố sản xuất kinh doanh
+ Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm
+ Kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh
+ Kế toán quản trị khoản nợ
+ Kế toán quản trị về các hoạt động đầu tư tài chính
+ Kế toán quản trị các hoạt động khác
5.Mục tiêu của kế toán quản trị
Mục tiêu liên kết giữa việc dùng các nguồn lực và nhu cầu tài trợ với các nguyên nhân của việc tiêu dùng nguồn lực để thực hiện mục đích cụ thể. Đối với kế toán quản trị, mô hình doanh nghiệp thể hiện dưới dạng gắn các mục đích mà doanh nghiệp theo đuổi với các nguồn lực doanh nghiệp có thể huy động với việc sử dụng nguồn lực này. Mục đích theo đuổi doanh nghiệp đa dạng như:
+ Bán được khối lượng sản phẩm nào đó
+ Tôn trọng và thực hiện một thời hạn giao hàng cụ thể
+ Khả năng giải quyết vấn đề trong khoảng thời gian nhất định
+ Mục tiêu tìm cách tối ưu hóa mối quan hệ giữa chi phí và giá trị chi phí đó tạo ra. Tối ưu hóa chi phí nhân sự thừa, tối ưu hóa chi phí bến bãi, .v.v
6.Nhiệm vụ của kế toán quản trị gồm
+ Tính toán và đưa ra mô hình nhu cầu vốn cho một hoạt động hay quyết định cụ thể. Nhiệm vụ là đưa ra mô hình về nhu cầu vốn (cố định và lưu động) cho một loại sản phẩm, dịch vụ,v.v.
+ Đo lường, tính toán chi phí cho một hoạt đông, sản phẩm, dịch vụ.
+ Tìm ra giải pháp tác động lên các chi phí để tối ưu hóa mối quan hệ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN