Tạm ứng cho khách hàng không phải xuất hóa đơn

Tạm ứng cho khách hàng không phải xuất hóa đơn – Tiền tạm ứng theo hợp đồng thì có cần phải xuất hóa đơn chứng từ hay không? Có ghi nhận thuế GTGT và doanh thu hay không? Những nguyên tắc và qui định khi xuất hóa đơn tạm ứng như thế nào? Bài viết sau đây, sẽ giải đáp giúp bạn đọc nhé!

1. Về hóa đơn
Căn cứ điểm a Khoản 2 Điều 16 Chương III Thông tư số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định tiêu thức “ngày tháng năm” lập hóa đơn: Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng; lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

2. Về thuế GTGT
Căn cứ vào Khoản 5 Điều 8 Chương II Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định thời điểm xác định thuế GTGTthì Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

3. Về Thuế TNDN

Căn cứ vào Thông tư 96/2015/TT-BTC Hướng dẫn về thuế TNDN tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP và Điều 3 về Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC và căn cứ vào Thông tư Số 78/2014/TT-BTC Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thì:
– Thời điểm kế toán xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
+ Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt nghiệm thu.
+ Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiêt bị là sô tiên từ hoạt động xây dựng, lăp đặt bao gôm cả giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.
+ Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.
– Như vậy:
+ Về nguyên tắc: Công ty không phải xuất hoá đơn GTGT, không phải kê khai nộp thuế GTGT, thuế TNDN đối với khoản tiền tạm ứng của khách hàng cho Công ty ngay sau khi ký hợp đồng thi công xây lắp vì chưa có công trình. hạng mục công trình hoàn thành bàn giao. Mặt khác khoản tiền tạm ứng này:
+ Không được ghi nhận là doanh thu bán hàng hoá vì chưa thoả mãn 5 (năm) điều kiện để xác định doanh thu bán hàng hoá.
+ Và cũng không được hạch toán vào TK 3387 – Doanh thu nhận trước – vì theo phần giải thích nội dung TK 3387 thì: “… Không hạch toán vào tài khoản này số tiền nhận trước của người mua mà đơn vị chưa cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.”
– Tuy nhiên:
Do thực tế Công ty đã xuất hoá đơn GTGT đối với khoản tiền tạm ứng của khách hàng sau khi ký hợp đồng thì có thể xử lý như sau:
+ Trường hợp Công ty không thu hồi lại được hoá đơn thì Công ty có thể hạch toán vào TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và đề nghị Công ty kê khai nộp thuế GTGT, nộp thuế TNDN trên khoản tiền tạm ứng đã nhận này.
+ Khi công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành bàn giao, nếu quyết toán có chênh lệch thì Công ty phải xuất hoá đơn bổ sung và kê khai nộp bổ sung thuế GTGT, thuế TNDN của công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành.
+ Hoặc Công ty cùng khách hàng (chủ đầu tư) lập biên bản thu hồi hoá đơn vì đây là trường hợp hoá đơn xuất không đúng quy định, biên bản phải có đủ chữ ký xác nhận và dấu của cả hai bên. Sau khi thu hồi hoá đơn thì gạch chéo để huỷ bỏ và phải lưu đầy đủ các liên của số hoá đơn thu hồi. Cả Công ty và khách hàng (chủ đầu tư) phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoá đơn huỷ bỏ này.

CÁC TIN TỨC KHÁC