Những kiến thức cần biết về thuế thu nhập cá nhân

Để hiểu rõ nội dung và cách tính thuế TNCN( Thuế thu nhập cá nhân) , mời bạn đọc tham khảo qua bài viết sau đây

      1 Văn bản pháp luật

VĂN BẢN CƠ QUAN BAN HÀNH THỜI GIAN BAN HÀNH THỜI HẠN HIỆU LỰC
LUẬT Luật T.TNCN số 04/2007/QH12 21/11/2007 01/01/2009
LUẬT Luật sửa đổi bổ sung T.TNCN số 26/2012/QH13 22/11/2012 01/07/2013
LUẬT Luật sửa đổi bổ sung số 71/2014/QH13 19/06/2013 01/01/2014
(Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015)
NGHỊ ĐỊNH NĐ65/2003/NĐ-CP 27/06/2013 01/07/2013
THÔNG TƯ TT111/2013/TT-BTC (gốc) 15/08/2013 01/07/2013
THÔNG TƯ TT156/2013/TT-BTC 06/11/2013 20/12/2013
THÔNG TƯ TT119/2014/TT-BTC sửa đổi các sắc thuế 25/08/2014 01/09/2014
THÔNG TƯ TT151/2014/TT-BTC sửa đổi các sắc thuế 10/10/2014 15/11/2014
THÔNG TƯ TT92/2015/TT-BTC 15/06/2015 30/07/2015
THÔNG TƯ TT95/2016/TT-BTC (đăng ký giảm trừ gia cảnh) 28/06/2016 12/08/2016

2 Khái niệm và đối tượng nộp thuế TNCN

  • Khái niệm: Là loại thuế trực thu đánh trên một số khoản thu nhập của cá nhân mà cá nhân phải trích nộp vào ngân sách nhà nước.
  • Đối tượng nộp thuế TNCN: Đó chính là những cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú mà có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
  • Như thế nào là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú?

Cá nhân cư trú: phải đáp ứng 1 trong 2 điều kiện sau: Có mặt tại VN từ 183 ngày trở lên tính trong 1 năm dương lịch hoặc 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam (Trong đó: ngày đến và ngày đi được tính là 01 ngày)HOẶC có nơi ở thường xuyên tại VN hay có nhà thuê để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên.

Cách tính 183 ngày (thường áp dụng cho người nước ngoài):

Tính theo năm dương lịch từ 1/1 đến 31/12: cộng tất cả lại gồm cả ngày đến và ngày đi.

Tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên đến Việt Nam.

Ngày đến và ngày đi được tính là 01 ngày

(Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu hoặc giấy thông hành)

Nếu đáp ứng được điều kiện là cá nhân cư trú thì tính thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần.

Cá nhân không cứ trú: Là không đáp ứng 1 trong 2 điều kiện trên và tiền lương tiền công của cá nhân không cư trú phát sinh tại Việt Nam khi trả thì Công ty khấu trừ 20% để nộp thuế TNCN nhà nước.

      3 Thu nhập chịu thuế TNCN gồm những khoản thu nhập nào?

Những khoản thu nhập dưới đây mà cá nhân nhận được phải chịu thuế TNCN bao gồm các khoản sau:

Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ kinh doanh (cá nhân cho thuê nhà hướng dẫn kết hợp phần thuế TNDN)

Thu nhập từ đầu tư vốn (hướng dẫn phần thuế TNDN)

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

Thu nhập từ trúng thưởng

Thu nhập từ bản quyền

Thu nhập từ nhượng quyền thương mại

Thu nhập từ thừa kế

Thu nhập quà tặng

--> Ở các khoản thu nhập trên nội dung học đi vào các khoản thu nhập phổ biến và thường gặp là Thu nhập từ tiền lương, tiền công + Thu nhập từ kinh doanh + Thu nhập từ đầu tư vốn.

4 Cách tính thuế thu nhập cá nhân

Có 2 cách tính:

Tính thuế theo biểu lũy tiến từng phần: Áp dụng đối với cá nhân cư trú có hợp đồng lao động >= 1 tháng thu nhập từ tiền lương tiền công (mức thuế suất tăng dần)

Tính thuế theo biểu toàn phần: mức thuế suất 10% và 20%

– 10%: Áp dụng với cá nhân cư trú và ký hợp đồng lao động dưới 1 tháng

– 20%: Áp dụng với cá nhân không cư trú.

CÁC TIN TỨC KHÁC