Bạn đang có dự định chọn ngành kế toán nhưng chưa biết gì về kế toán? Kế toán là gì? Ngành kế toán học những gì? Ra trường làm gì? Để trở thành kế toán viên cần có những phẩm chất gì không? Bạn đọc cùng hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây nhé!
1. Kế toán là gì?
Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động (Luật kế toán Việt Nam 2003) hỗ trợ cho nhà quản lý trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh.
2. Ngành kế toán học những gì?
Các môn học ngành kế toán gồm: Nguyên lý kế toán, Lý thuyết tài chính tiền tệ, Kế toán tài chính 1 – 2 – 3, Thuế, Lập và trình bày báo cáo tài chính, Kế toán quản trị, Phân tích báo cáo tài chính, Lập chứng từ và sổ sách kế toán, Kế toán chi phí, Kế toán công ty chứng khoán, Ứng dụng tin học trong kinh doanh, Báo cáo thuế trên phần mềm HTKK, Kế toán excel (lập báo cáo tài chính), ..…
Qua đó bạn sẽ nắm vững được các kiến thức nền tảng về kế toán kiểm toán cũng như hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế, các kỹ năng thu thập xử lý số liệu kế toán, đưa ra các báo cáo về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp…
Bên cạnh đó bạn cũng cần bổ sung thêm cho mình nhũng kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý thời gian,…
3. Yêu cầu cần có đối với một người kế toán
– Trung thực: kế toán luôn gắn liền với vấn đề tài chính, tiền bạc nên kế toán phải luôn thực hiện đúng quy định, cung cấp thông tin chính xác, khách quan để đối tượng sử dụng thông tin có thể đưa ra các quyết định đúng đắn.
– Cẩn thận, tỷ mỉ: Kế toán là công việc cần sự cẩn thận, tỷ mỉ, chỉ một sai sót nhỏ của kế toán có thể khiến DN phải điêu đứng vì vậy nên kế toán viên phải luôn cẩn thận trong việc giữ gìn tài liệu, xử lý số liệu…
– Có khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp: để có thể phản ứng kịp thời với những sự việc phát sinh, từ đó phân tích tổng hợp chúng một cách hợp lý.
– Có đạo đức nghề nghiệp
– Chịu được áp lực cao của công việc: do kế toán thường phải đối mặt với áp lực sổ sách, giấy tờ và các vấn đề liên quan đến tài chính, nên bạn cần rèn luyện cho mình tinh thần thép, khả năng chịu được áp lực công việc cao để thích nghi tốt hơn với công việc.
4. Học kế toán ra trường làm gì?
Kế toán là bộ phận không thể thiếu ở tất cả các đơn vị tổ chức do đó thị trường việc làm của nghề kế toán rất rộng lớn và đa dạng. Người học ngành Kế toán có rất nhiều lựa chọn hấp dẫn về việc làm như:
+ Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, thuế
+ Giao dịch ngân hàng
+ Thủ quỹ
+ Nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ
+ Kế toán trưởng, trưởng phòng kế toán, quản lý tài chính
+ Nghiên cứu, giảng viên, thanh tra kinh tế…