Công việc của kế toán xây dựng cơ bản là gì? Đây được coi là lĩnh vực khó trong công tác kế toán. Bài viết sau đây, sẽ chia sẻ những vấn đề mà kế toán xây dựng cơ bản cần phải làm như sau nhé!
1.Đọc, phân tích hợp đồng và bóc tách dự toán công trình trong kế toán xây dựng cơ bản.
a.Phân tích hợp đồng.
Kế toán cần phải phân tích hợp đồng ký kết xây dựng giữa công ty và chủ đầu tư về các vấn đề cần chú ý như: Tổng giá trị công trình, thời hạn thic ông, bảo hành, phương thức thanh toán…
b.Bóc tách chi phí dự toán công trình.
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bóc tách từng hạng mục chi phí nguyên vật liệu chi tiết để có kế hoạch lấy vật tư.
+ Bóc tách chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí này để xác định được lượng công nhân cần lấy cho một công trình đang thi công.
+ Chi phí quản lý chung: Gồm chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí phân bổ CCDC và các chi phí mua ngoài khác.
+ Chi phí máy thi công: chi phí ca máy, lượng dầu cần lấy cho mỗi công trình
2.Các công việc phát sinh trong khi làm kế toán xây dựng cơ bản.
a.Chi phí nguyên vật liệu.
Kế toán căn cứ vào dự toán chi phí nguyên vật liệu để lấy hóa đơn đầu vào nguyên vật liệu. Kế toán cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
+ Chi phí phải trước khi nghiệm thu công trình và xuất hóa đơn.
+ Lượng nguyên vật liệu xuất trên hóa đơn phải bằng, thấp hơn hoặc cao hơn một ít so với dự toán. Vì nếu chênh lệch quá cáo so với dự toán thì khi quyết toán sẽ bị loại ra khỏi chi phí hợp lý.
+ Bám sát vào bảng bóc tách chi phí để theo dõi việc đưa chi phí nguyên vật liệu vào có theo định mức quy định hay không?
+ Phương pháp tính giá xuất kho nên áp dựng theo phương pháp bình quân cuối kỳ bởi vì trong công ty xây dựng việc nhập xuất kho vật tư diễn ra thường xuyên.
b. Chi phí nhân công.
+ Chuẩn bị hợp đồng thuê nhân công thời vụ, hợp đồng thuê khoán.
+ Lập và theo dõi bảng chấm công, bảng lương nhân công theo tiến độ thi công thực tế.
+ Hạch toán chi phí nhân công chi tiết theo công trình.
+ Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm:
-Tiền lương chính của công nhân trực tiếp thic ông xây lắp như công nhân mộc, sắt, uốn sắt…. khuân vác máy móc thi công, cạo rỉ sắt thép…
-Tiền lương phụ của công nhân trực tiếp xây lắp.
-Các khoản phụ cấp thoe lương như làm đêm, tăng ca, thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm…
-Ngoài ra còn có tiền lương trả cho lao động thuê ngoài.
Chú ý:
Chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính trên tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp thi công xây lắp. Chi phí nhân công trực tiếp cũng không tính tiền ăn giữa ca. Các khoản mục này được tính vào chi phí chung.
c.Chi phí quản lý chung.
Chi phí quản lý chung bao gồm chi phí phục vụ cho hoạt động xây lắp gắn liền với từng đơn vị thi công.
+ Chi phí tiền lương của nhân viên quản lý đội, tiền ăn ca và các khoản trích bảo hiểm.
+ Chi phí vật liệu: sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, chi phí lán trại tạm thời.
+ Chi phí dụng cụ xây lắp như cuốc, xẻng, giàn giáo, ván khuôn…
d.Chi phí máy thi công.
Trích khấu hao theo từng tháng. Đối với máy thi công tham gia nhiều công trình thì kế toán đưa ra mỗi công trình sử dụng trong khoảng thời gian nào để phân bổ khấu hao cho công trình đó. Trường hợp khó xác định thì kế toán tập hợp chung để phân bổ vào cuối tháng.
3.Tập hợp chi phí và tính giá thành công trình trong kế toán xây dựng cơ bản.
+ Trường hợp xuất hóa đơn một lần khi nghiệm thu toàn bộ công trình: Căn cứ vào biên bản nghiệm thu xác định khối lượng công việc hoàn thành và xuất hóa đơn GTGT
+ Trường hợp xuất hóa đơn nhiều lần cho một công trình: Căn cứ vào biên bản nghiệm thu của từng giai đoạn của công trình để xác định khối lượng công việc hoàn thành và xuất hóa đơn GTGT. Khi kết thúc hoàn thành công trình kế toán sẽ tập hợp các lần xuất hóa đơn cho từng giai đoạn rồi so sánh với tổng giá trị trên dự toán cũng như hợp đồng xem khớp số chưa.
4. Công việc cuối kỳ của kế toán xây dựng cơ bản
+ Lưu trữ toàn bộ chứng từ phát sinh một cách khoa học, dễ tìm
+ Đối chiếu giữa dự toán và thực tế phát sinh. Đối chiếu giữa chứng từ đầu vào và chi phí thực tế để lên kế hoạch cân đối đầu vào
+ Rà soát lại công nợ phải thu, phải trả để có kế hoạch thanh toán hoặc đòi nợ kịp thời
+ Lập báo cáo thuế tháng, quý và lập báo cáo tài chính cuối năm
+ Lập Báo cáo tài chính nội bộ phục vụ yêu cầu quản lý của cấp trên
+ Xử lý các công việc khác liên quan
+ Có khả năng giải trình số liệu với cơ quan thuế khi có yêu cầu thanh tra, quyết toán.