Bạn hay làm kế toán phần hành nên chưa được tiếp xúc nhiều với Báo cáo Tài chính nên vẫn còn chưa rõ được các lập BCTC như thế nào cho chính xác. Bài viết sau đây, sẽ hướng dẫn bạn đọc cách lập BCTC nhé!
1.Nguyên tắc lập BCTC.
Việc lập và trình bày báo cáo tài chính của công ty tuân thủ sáu nguyên tắc đã được quy định tại Chuẩn mực kế toán số 2
+ Hoạt động liên tục.
+ Cơ sở dồn tích.
+ Nhất quán.
+ Trọng yếu và tập hợp.
+ Bù trừ.
+ Có thể so sánh được.
2.Báo cáo Tài chính bao gồm những biểu mẫu nào?
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp được lập theo 4 biểu mẫu báo cáo quy định:
+ Bảng cân đối kế toán: mẫu số B01/DNN
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: mẫu số B 02/DNN
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: mẫu số B 03/DNN.
+ Thuyết minh báo cáo tài chính: mẫu số B 09/DNN
3.Cách lập BCTC
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Theo TT 200
Bảng cân đối kế toán là BCTC tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị TS hiện có và nguồn hình thành TS đó của doanh nghiệp tại 1 thời điểm nhất định
TÀI SẢN
A. Tài sản ngắn hạn
Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150.
I. Tiền và các khoản tương đương tiền:
Phản ánh toàn bộ số tiền hiện có tại doanh nghiệp bao gồm : Dư Nợ Tk 111. TK 112. TK 113
II. Đầu tư TC ngắn hạn
Mã số 120 = Mã số 121+ Mã số 122 + Mã số 123. (trước đây theo QĐ là 121 + 129)
+ Chứng khoán kinh doanh (Mã số 121)
+ Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh (Mã số 122)
+ Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (Mã số 123)
III. Các khoản phải thu ngắn hạn (130)
Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 134 + Mã số 135 + Mã số 136 + Mã số 137 + Mã số 139.(trước đây không có 136, 137)
1. Phải thu khách hàng : Dư Nợ 131
2. Trả trước cho người bán : Dưu Nợ TK 331
3. Phải thu khác Nợ 138
4. Dự phòng các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi : Dư Có TK 139
IV. Hàng tồn kho (140)
1. Hàng tồn kho : Dư nợ tk 152 , 153, 154, 155, 156, 157
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho : Dư có TK 159 ngắn hạn
V. Tài sản ngắn hạn khác
1. Thuế GTGT được khấu trừ : Nợ 1331
2. Thuế và các khoản phải thu nhà nước : Nợ 3331
3. Tài sản ngắn hạn khác : Dự Nợ 141, 142, 138 ( ngắn hạn)
B. Tài sản dài hạn (Mã số 200)
Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 230 + Mã số 240 + Mã số 250 + Mã số 260.
– Các khoản phải thu dài hạn (Mã số 210)
Mã số 210 = Mã số 211 + Mã số 212 + Mã số 213 + Mã số 214 + Mã số 215 + Mã số 216 + Mã số 219.
– Các khoản phải thu dài hạn (Mã số 210)
- số 210 = Mã số 211 + Mã số 212 + Mã số 213 + Mã số 214 + Mã số 215 + Mã số 216 + Mã số 219.
+ Phải thu dài hạn của khách hàng (Mã số 211)
+ Trả trước cho người bán dài hạn (Mã số 212)
+ Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc (Mã số 213)
+ Phải thu nội bộ dài hạn (Mã số 214)
+ Phải thu về cho vay dài hạn (Mã số 215)
+ Phải thu dài hạn khác (Mã số 216)
+ Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (Mã số 219)
I. TSCĐ
1. Nguyên giá TSCĐ: Dư Nợ 211
2. Giá trị hao mòn lũy kế : Dư Có 214: Ghi âm
3. Chi phí XDCB dỡ dang: Nợ TK 2411, 2143
II. Bất động sản đầu tư
1. Nguyên Giá : Dư Nợ tk 217
2. Hao mòn lũy kế: Dư có TK 2147
III. Các khoản đầu tư TC dài hạn :
1. Đầu tư TC dài hạn: Dư Nợ Tk 221, 222, 228
2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn: Dư có TK 229
IV: Tài sản dài hạn khác:
1. Phải thu dài hạn : Dư nợ TK 138 dài hạn
2. TS dài hạn khác : Dư nợ TK 242, 244
3. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi : Dư có TK 159 dài hạn
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
1. Vay ngắn hạn: Dư có TK 311
2. Phải trả cho người bán : Dư có tk 331
3. Người mua trả tiền trước : Dư có tk 131
4. Thuế Và các khoản phải nộp nhà nước : Dư có tk 333
5. Phải trả người lao động : DƯ CÓ TK 334
6. Chi phí phải trả: Dư có TK 335
7. Các khoản phải trả ngắn hạn : Dư có 338. 138 ( ngắn hạn)
8. Dự phòng phải trả ngắn hạn : Dư có Tk 3521
B. Vốn chủ sở hữu
I. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn đầu tư chủ sở hữu: Dư có TK 4111
2. Thặng dư vốn cổ phần : Dư có TK 4112
3. Vốn khác của CSH : Dư có TK 4118
4. Cổ phiếu quỹ : Dư có TK 419
5. Chênh lệch tỷ giá hối đối : Dư có 413
6. Các quỹ thuộc vốn CSH : Dư có 418
7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối : Dư có TK 421
II. Quỹ khen thưởng phúc lợi : Dư có TK 353