Thuế môn bài là loại thuế thu theo năm, được tính vào khoản chi phí quản lý DN và được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Bút toán hạch toán lệ phí môn bài được quy định như thế nào? Bài viết sau đây, hướng dẫn bạn đọc cách hạch toán lệ phí môn bài theo TT200 và TT133 cụ thể như sau nhé!
1. Các văn bản pháp luật có liên quan.
Để hạch toán lệ phí môn bài trước tiên bạn cần xác định số thuế môn bài phải nộp dựa vào số Vốn điều lệ được ghi trên giấy phép đăng ký kinh doanh quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP.
Theo Khoản 1, Điều 4, Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
Điều 4. Mức thu lệ phí môn bài
1. Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.
Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức quy định tại điểm a và điểm b khoản này căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Lưu ý:
– Nếu DN thành lập trong 6 tháng đầu năm: Phải nộp thuế Môn bài cả năm
– Nếu DN thành lập trong 6 tháng cuối năm (từ 01/07 về cuối năm): Sẽ nộp thuế Môn bài 1/2 năm.
2. Cách hạch toán lệ phí môn bài.
– Khi nộp tờ khai lệ phí môn bài (bút toán hạch toán chi phí thuế Môn bài thường được hạch toán vào đầu năm tài chính)
+ Nếu hạch toán theo Thông tư 200:
Nợ TK 6425: (Thuế, phí và lệ phí)
Có TK 3338: (Các loại thuế khác)
+ Nếu hạch toán theo Thông tư 133:
Nợ TK 6422: (Chi phí quản lý doanh nghiệp)
Có TK 3338: (Các loại thuế khác)
– Khi nộp tiền vào ngân sách:
Nợ TK 3338
Có TK 111,112