Theo quy định tại Thông tư Số 219/2013/TTBTC ngày 31/12/2013 của Bộ tài chính (có hiệu lực từ ngày 1/1/2014). Theo thông tư, hàng hóa, dịch vụ bán ra, trao đổi, biếu tặng, cho, trả thay lương, tiêu dùng nội bộ, nhập khẩu, xây dựng, xây lắp,…
1. Với hàng hóa nhập khẩu
* Giá tính thuế GTGT = giá nhập tại cửa khẩu + thuế nhập khẩu (nếu có) + thuế bảo vệ môi trường (nếu có) + thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) .
– Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
2. Với dịch vụ, hàng hóa do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra
– Là giá bán chưa có thuế GTGT.
– Nếu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT.
3. Giá tính thuế đối với hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ( Áp dụng từ ngày 01/9/2014 theo Thông tư 119/2014/TTBTC)
– Cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế GTGT nếu sản xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay,cho mượn hoặc hoàn trả có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp.
– Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ,xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế GTGT.
Ví dụ: Cơ sở X là doanh nghiệp sản xuất cửa nhôm, dùng 8 sản phẩm này lắp vào các phân xưởng sản xuất để phục vụ hoạt động kinh doanh của đơn vị thị đơn vị X không phải tính nộp thuế GTGT đối với hoạt động xuất 8 sản phẩm cửa nhôm này.
– Nếu cơ sở kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định để phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì khi hoàn thành bàn giao, nghiệm thu, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn. Thuế GTGT đầu vào hình thành nên tài sản cố định tự làm được khấu trừ, kê khai theo quy định.
4. Với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương
– Giá tính thuế là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
Ví dụ: Công ty Thuế Vinatax sản xuất bàn ghế VP và trao đổi với Công ty A, 3 bộ bàn lấy bộ điều hòa máy lạnh , giá bán (chưa có thuế) là 6.000.000 đồng/1 bộ.
=> Giá tính thuế GTGT là 3 x 6.000.000 đồng = 18.000.000 đồng.
– Riêng biếu, tặng giấy mời xem các cuộc biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu, thi đấu thể thao do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì giá tính thuế được xác định bằng không.
5. Với hoạt động cho thuê tài sản
– Giá cho thuê tài sản do các bên thỏa thuận được xác định theo hợp đồng. Trong trường hợp pháp luật có quy định về khung giá thuê thì giá thuê được xác định trong phạm vi khung giá quy định.
– Cho thuê nhà, văn phòng, xưởng, kho tàng, bến, bãi, phương tiện vận động chuyển, máy móc, thiết bị là số tiền cho thuê chưa có thuế GTGT.
– Cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì giá tính thuế là tiền cho thuê trả từng kỳ hoặc trả trước cho thời hạn thuê chưa có thuế GTGT.
6. Với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định
– Giá tính thuế được xác định bằng không.
– Nếu hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho.
7. Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm
– Giá tính thuế là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hoá đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm.
8. Với gia công hàng hóa
– Giá tính thuế là giá gia công theo hợp đồng gia công chưa có thuế GTGT, bao gồm cả tiền chi phí về nhiên liệu, động lực, công, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hoá.
9. Với xây dựng, lắp đặt
– Là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT.
10. Với hoạt động chuyển nhượng bất động sản
– Giá tính thuế là giá chuyển nhượng bất động sản trừ () giá đất được trừ để tính thuế GTGT.
11. Với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán
– Là giá đã có thuế GTGT như tem, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết… thì giá chưa có thuế được xác định như sau:
Giá chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán (tiền bán tem, bán vé…) / 1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%)
12. Với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ, ủy thác xuất nhập khẩu hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng
– Giá tính thuế là tiền công, tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT.
13. Đối với dịch vụ casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh giải trí có đặt cược
– Là số tiền thu từ hoạt động này đã bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt trừ số tiền đã trả thưởng cho khách.
Giá tính thuế = Số tiền thu được / 1+ thuế suất
14.Với vận tải, bốc xếp
– Là giá cước vận tải, bốc xếp chưa có thuế GTGT, không phân biệt cơ sở trực tiếp vận tải, bốc xếp hay thuê lại.
15. Với dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành, hợp đồng ký với khách hàng theo giá trọn gói
– Giá trọn gói được xác định là giá đã có thuế GTGT.
Giá tính thuế = Giá trọn gói / 1+ thuế suất
16. Với dịch vụ cầm đồ
– Số tiền phải thu từ dịch vụ này bao gồm tiền lãi phải thu từ cho vay cầm đồ và khoản thu khác phát sinh từ việc bán hàng cầm đồ (nếu có) được xác định là giá đã có thuế GTGT.
Giá tính thuế = Số tiền phải thu/ 1+ thuế suất
17. Với sách chịu thuế GTGT bán theo đúng giá phát hành (giá bìa) theo quy định của Luật Xuất bản
– Giá bán đó được xác định là giá đã có thuế GTGT để tính thuế GTGT và doanh thu của cơ sở.
– Các trường hợp bán không theo giá bìa thì thuế GTGT tính trên giá bán ra.
18. Với hoạt động in
– Giá tính thuế là tiền công in.
– Trường hợp cơ sở in thực hiện các hợp đồng in, giá thanh toán bao gồm cả tiền công in và tiền giấy in thì giá tính thuế bao gồm cả tiền giấy.
19. Với dịch vụ đại lý giám định, đại lý xét bồi thường, đại lý đòi người thứ ba bồi hoàn, đại lý xử lý hàng bồi thường 100% hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng
– Giá tính thuế GTGT là tiền công hoặc tiền hoa hồng được hưởng mà doanh nghiệp bảo hiểm thu được, chưa có thuế GTGT.
20. Với trường hợp mua dịch vụ
– Là giá thanh toán ghi trong hợp đồng mua dịch vụ chưa có thuế GTGT.
21. Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam.
Thời điểm xác định thuế GTGT:
1. Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ
hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền
hay chưa thu được tiền.
2. Đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền
sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu
được tiền.
3. Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hoá đơn tính tiền.
4. Đối với dịch vụ viễn thông là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông.
5. Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
6.Với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng nhà để bạn, xây dựng cơ sở vật chất, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ.
7. Đối với hàng hoá nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan