Một số chỉ tiêu cơ quan thuế thường để ý và yêu cầu giải trình.
1. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu đang tăng lên
Điều này cho thấy công ty đang sử dụng nợ nhiều hơn cả những gì công ty có. Một dấu hiệu báo động nếu tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 100%. Ngoài ra cũng có thể theo dõi Hệ Số Khả Năng Thanh Toán Lãi Vay. Nếu hệ số này nhỏ hơn 5 thì đây cũng là điểm cần chú ý.
2. Doanh thu liên tục giảm qua các năm (Báo lỗ liên tục kéo dài nhiều năm)
Nếu công ty có ba hoặc nhiều năm doanh thu sụt giảm, chứng tỏ công ty đã không kinh doanh tốt. Trong khi các biện pháp cắt giảm chi phí có thể bù đắp cho việc suy giảm doanh thu, nhưng công ty cần phải có sự thay đổi trong kinh doanh trong vòng 3 năm nếu không việc cắt giảm sẽ không mang lại giá trị dài hạn.
3. Khoản mục “Chi phí khác” trên bảng cân đối kế toán lơn bất thường
Các công ty thường có khoản mục “chi phí khác” hay biến động hoặc quá nhỏ để định lượng, đây là điều bình thường trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán. Nếu khoản mục “chi phí khác” có giá trị cao bất thường, bạn nên tìm xem điều gì đã tạo nên khoản mục “chi phí khác” cao đến như vậy. Và bạn có thể dự đoán khoản mục này còn xuát hiện trong tương lai hay không.
4. Dòng tiền thiếu ổn định
Dòng tiền là tín hiệu tốt cho biết sức khỏe của công ty, dòng tiền giống như một dòng chạy, lên và xuống. Các khoản mục trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy các giao dịch đang được xử lý nhưng không cho ta biết về các giao dịch xảy ra trong tương lai. Ngược lại, tình trạng thiếu tiền có thể là dấu hiệu việc chưa ghi nhận đúng thực tế về tình hình kinh doanh của công ty.
5. Sự tăng lên của hàng tồn kho và mối liên hệ với doanh thu
Cơ quan thuế phân tích, thấy lượng hàng nhập kho luôn tăng đều qua các kỳ báo cáo nhưng Doanh thu luôn nhỏ hơn giá trị hàng nhập kho, thậm trí nhỏ hơn cả giá trị hàng tồn kho cuối kỳ.
6. Dư có tài khoản 131 tăng hàng năm và số dư luôn lớn
Kiểm tra tài khoản 131, cơ quan thuế nhận thấy, tài khoản này luôn luôn dư có với giá trị lớn, và lũy kế hết năm này sang năm khác.
– Trường hợp này: cần xem xét TM BCTC để xác định cụ thể khách hàng nào đã ứng trước tiền và có thể trao đổi với người nộp thuế (NNT) để làm rõ nội dung ứng trước tiền hàng và đã phát sinh doanh thu vào thời điểm nào.
Rủi ro:
– Khai thiếu doanh thu tính thuế, nhất là hoạt động dịch vụ (trước năm 2015).
– Khai thiếu thu nhập (nợ phải trả không xác định chủ nợ, khoản tiền người mua ứng trước sau đó không mua hàng – vi phạm hợp đồng).
– Ghi nhận doanh thu không đúng kỳ tính thuế.
– Khai thiếu thuế GTGT hàng bán ra.
7. Tồn kho 111 lớn nhưng lãi vay lại cao.
Tài khoản 111 năm nào cũng tồn cuối kỳ 1 khoản lớn đến cả vài tỷ , nhưng lại phát sinh chi phí lãi vay vài chục triệu, vài trăm triệu một năm.
8. Số dư TK 1331 cuối năm lệch so với chỉ tiêu 43 tờ khai thuế GTGT quý 4
Kiểm tra tài khoản 133, thấy chênh lệch rất nhiều với chỉ tiêu 43 trên tờ khai thuế GTGT thì dễ bị gọi lên phòng kiểm tra đối chiếu lắm ạ.
9. Chỉ tiêu 34 tổng doanh thu
Trên tờ khai GTGT lệch nhiều so với chỉ tiêu tài khoản 511 trên BCTC .
Kiểm tra doanh thu trên tài khoản 511, thấy chênh lệch nhiều so với doanh thu trên tờ khai thuế GTGT.
10. Khi đối chiếu tài khoản
- Bên Nợ tài khoản 155, không thấy khớp với bên Có tài khoản 154, và bên Có tài khoản 155, 156 không khớp với bên Nợ tài khoản 632
- Kiểm tra bên nợ Tài khoản 334 không khớp với tổng thu nhập chịu thuế trên phụ lục 05-1BK của tờ khai QTT TNCN
- Giá vốn cao hơn giá bán (TK 511 thấp hơn TK 632).
- Doanh nghiệp thường Kê khai chậm, kê khai sai, bổ sung tờ khai lung tung.
- Doanh thu, các Khoản Thu nhập bất thường có biến động liên tục.
- TK 112 có các khoản tiền trả vào và rút ra bằng nhau hoặc gần bằng nhau.
- Các doanh nghiệp thường xuyên có thuế GTGT đầu vào lớn hơn đầu ra (Trường hợp đã hoàn thuế đầu tư dự án rồi; Còn 1 số Công ty có đầu tư dự án nhưng không làm hoàn thuế để đó để khấu trừ thì không phải lo).
- Hàng tồn kho lớn, rất lớn.
- Luôn luôn dư thuế GTGT đầu vào (Chỉ tiêu 43 trên Tờ khai Thuế).
- Định mức tiêu hao NVL cao hơn thực tế. (ví dụ chi phí nhiên liệu cho nghành vận tải sếp lấy nhiều hóa đơn về kế toán không biết cho hết vào vượt lên đến cả 70-80 % doanh thu, nghe thì vô lý nhưng vẫn có doanh nghiệp gặp lỗi này nha.)
Trên đây là những chỉ tiêu mình sưu tầm về các dấu hiệu cho thấy báo cáo tài chính của các bạn có vấn đề. Bởi vậy Để lập được BCTC, kế toán cần tổng hợp rất nhiều số liệu, hạch toán các nghiệp vụ khác nhau….. Do đó, nếu xảy ra một sai sót trong quá trình mà không phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến những sai sót trong khâu tiếp theo. Vậy làm sao để phát hiện sai sót nhanh nhất? các bạn tham khảo các bước kiểm tra BCTC sau nha.
Bước 1: Số dư TK 111
• Tuyệt đối không có số dư bên Có;
• Đối chiếu số dư trên sổ tại ngày cuối năm với Biên bản kiểm kê quỹ tại ngày 31/12;
• Kiểm tra xem đã đánh giá cuối kỳ với khoản tiền mặt có gốc ngoại tệ chưa?
Bước 2: Số dư TK 112
• Tuyệt đối không có số dư bên Có;
• Đối chiếu số dư, số phát sinh của từng Ngân hàng với số dư, số phát sinh trên sổ phụ tương ứng của mỗi Ngân hàng.
• Kiểm tra xem đã đánh giá cuối kỳ với khoản tiền gửi có gốc ngoại tệ chưa?
Note: Khoản thấu chi ngân hàng không được ghi âm trên tài khoản tiền gửi ngân hàng mà được phản ánh tương tự như khoản vay ngân hàng.
Bước 3: Số dư TK 121
• Tuyệt đối không có số dư bên Có;
• Đối chiếu số dư của từng loại chứng khoán kinh doanh với đối chiếu xác nhận số dư của các công ty lưu ký chứng khoán
Bước 4: Số dư TK 128
• Tuyệt đối không có số dư bên Có;
• Đối chiếu số dư các TK chi tiết của TK 128 xem khớp với số dư theo xác nhận hay chưa?
Bước 5: Số dư TK 131, TK 331
• Có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có;
• Các khoản số dư bên Có TK 131cần kiểm tra lại hợp đồng xem có đúng là khoản khách hàng trả trước không và kiểm tra lại mã hạch toán khách hàng;
• Các khoản số dư bên Nợ TK 331 cần kiểm tra lại hợp đồng xem có đúng là khoản ứng trước cho người bán không và kiểm tra lại mã hạch toán nhà cung cấp;
• Đối chiếu số dư của từng khách hàng với biên bản hoặc thư xác nhận công nợ;
• Kiểm tra xem đã đánh giá cuối kỳ với khoản phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ chưa (Chỉ đánh giá với khoản phải thu có số dư bên Nợ, Phải trả có số dư bên Có; khoản ứng trước của khách hàng và ứng trước cho nhà cung cấp không phải đánh giá lại)
Bước 6: Số dư TK 133
• Tuyệt đối không có số dư bên Có;
• Cuối năm nếu TK 133 còn số dư thì thường khớp với chỉ tiêu 41“Thuế GTGT chưa khấu trừ hết kỳ này” trên tờ khai 01/GTGT tháng hoặc quý cuối cùng của năm tài chính đó;
Bước 7: Số dư TK 138; 3388
• Có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có;
• Đối chiếu số dư của từng khách hàng, cá nhân với biên bản hoặc thư xác nhận công nợ;
• Đối chiếu số dư của từng nhân viên trên sổ với biên bản hoặc thư xác nhận tạm ứng;
Bước 8: Số dư TK Hàng tồn kho (15x)
• Tuyệt đối không có số dư bên Có;
• Đối chiếu từng mã vật tư, hàng hóa của từng kho tại ngày cuối năm với biên bản kiểm kê cuối năm. Đối với hàng gửi bán cần lập thư xác nhận hoặc đối chiếu;
Bước 9: Số dư TK 211, TK 213
• Tuyệt đối không có số dư bên Có;
• Đối chiếu số dư trên Bảng cân đối phát sinh với số dư sổ chi tiết và cột Nguyên giá trên Bảng tính khấu hao TSCĐ.
Bước 10: Số dư TK 214
• Chỉ có số dư bên Có;
• Đối chiếu cột Số cuối năm trên bảng cân đối PS của từng TK chi tiết với cột Hao mòn lũy kế trên từng Bảng tính khấu hao TSCĐ Hữu hình và Vô hình.
Bước 11: Số dư TK 242
• Chỉ có số dư bên Nợ;
• Đối chiếu số dư trên Bảng cân đối PS với số dư Cột giá trị còn lại trên Bảng phân bổ
Bước 12: Số dư TK 229
• Chỉ có số dư bên Có
• Kiểm tra xem có khoản công nợ, hàng tồn kho, đầu tư tài chính… cần trích lập dự phòng hay không
Bước 13: Số dư TK 333
• Có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có;
• TK 3331: Số dư bên có của TK này phản ánh số thuế GTGT phải nộp, giá trị này nếu có phải bằng với giá trị trên chỉ tiêu 40 “Thuế GTGT còn phải nộp trong kỳ” trên tờ khai 01/GTGT tháng hoặc quý cuối cùng của năm tài chính.
• TK 3333: Thường cuối năm số dư = 0.
• TK 3334, 3335: Có thể có số dư bên Nợ hoặc bên Có
Bước 14: Số dư TK 334, 338 (2,3,4,6)
• Có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có;
• Kiểm tra xem số dư cuối năm còn hay không dựa vào tình hình thanh toán lươn.g của đơn vị. Thường số dư TK 334 cuối năm tài chính bằng số lươn.g chưa thanh toán của tháng cuối cùng trong năm tài chính;
• Số dư các khoản bảo hiểm cuối năm khớp với thông báo bảo hiểm cuối năm chưa? Lưu ý các khoản lãi chậm nộp (nếu có)
Bước 15: Số dư TK 341
• Tuyệt đối không có số dư bên Nợ;
• Đối chiếu số dư TK 341 chi tiết cho từng cá nhân, ngân hàng… với số dư theo xác nhận của từng cá nhân, ngân hàng đó;
• Đánh giá lại với các khoản vay có gốc ngoại tệ hay chưa?
Bước 16: Số dư TK 411
Tuyệt đối không có số dư bên Nợ;
Bước 17: Số dư với TK doanh thu, chi phí
Tuyệt đối không còn số dư đầu năm và cuối năm tài chính