Một số điều cần lưu ý khi hạch toán sài sản cố định

 1, Các phương pháp trích khấu hao TSCĐ

Các phương pháp trích khấu hao TSCĐ được quy định tại điều 13 của Thông tư 45/2013/TT-BTC và quy định chi tiết tại Phụ lục 02 của Thông tư.

Các doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp khấu hao phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị như sau:

  • – Phương pháp khấu hao đường thẳng
  • – Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
  • – Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Doanh nghiệp tự quyết định Phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ và thông báo với Cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước khi thực hiện. Phương pháp này phải được thực hiện nhất quán  trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Mỗi TSCĐ chỉ được thay đổi 1 lần phương pháp trích khấu hao trong quá trình sử dụng và phải thong báo bằng văn bản với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

2, Các hạch toán TSCĐ

2.1. Kế toán tăng TSCĐ:

+ TSCĐ hình thành do Mua sắm:

            Nợ TK 211 (Giá mua chưa có thuế GTGT)

 Nợ TK 133 (Thuế GTGT đầu vào

Có TK 331/112

+ TSCĐ hình thành từ XDCB:

            Nợ TK 211 : TSCĐ hữu hình (nguyên giá)

                        Có TK 241 : Giá trị XDCB dở dang

2.2. Kế toán giảm TSCĐ:

+ Nhượng bán:

_Xuất hóa đơn GTGT khi nhượng bán: (Căn cứ vào Hợp đồng mua bán, biên bản giao nhận,…)

Nợ TK 131/111/112 : Tổng trị giá bán TSCĐ

                                           Có TK 711 : Giá nhượng bán TSCĐ chưa có thuế GTGT

      Có TK 3331 : Thuế GTGT đầu ra

_Ghi giảm TSCĐ khi nhượng bán:

             Nợ TK 811 : Giá trị còn lại của TSCĐ khi nhượng bán

Nợ TK 214: Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ

      Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ

3, Các xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình, vô hình và thuê tài chính:

3.1. TSCĐ khi mua sắm:

Nguyên giá TSCĐ =  Giá mua TSCĐ (chưa có thuế GTGT)   +   Thuế NK/ thuế TTĐB (nếu có)   + Chi phí vận chuyển, bốc xếp, chạy thử, lắp đặt   +  Lệ phí trước bạ, đăng kiểm, tiền biển(nếu có) + chi phí khác lien quan đến TSCĐ trước khi đưa vào hoạt động

3.2. TSCĐ tự đầu tư XB hoặc tự Sản xuất

Nguyên giá TSCĐ   =   Giá thành SX(giá trị của đầu tư XDCB)  +  Chi phí chạy thử,….

3.3. TSCĐ là quyền sử dụng đất: TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài và không được trích khấu hao.

3.4. TSCĐ thuê tài chính:

Nguyên giá là giá thuê tài chính và các chi phí phát sinh trong quá trình thuê.

MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

CÁC TIN TỨC KHÁC