Một báo cáo tài chính tốt phải thể hiện được thực lực, thế mạnh của doanh nghiệp. Nó không chỉ khiến chính chủ doanh nghiệp cảm thấy hài lòng về kết quả hoạt động của mình, mà còn là cơ sở để các nhà đầu tư, ngân hàng xem xét rót vốn. Chính vì vậy, doanh nghiệp cũng không ngại gian lận trong báo cáo tài chính.
Dưới đây là những thủ thuật gian lận trong báo cáo tài chính mà doanh nghiệp thường dùng. Các bạn có thể tham khảo và áp dụng.
1. Ước lượng khối lượng công việc hoàn thành để ghi nhận doanh thu
Thủ thuật này thường được kế toán của doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng áp dụng. Công việc kế toán trong doanh nghiệp xây dựng thường phức tạp do có lượng lớn vật tư, khó xác định và kiểm tra mức độ hoàn thành.
Ước lượng khối lượng công việc hoàn thành trong việc ghi nhận doanh thu được các doanh nghiệp thổi phồng lên. Mặc dù doanh nghiệp vẫn có đủ lý lẽ để chứng minh việc ghi nhận doanh thu của mình là đáng tin cậy để giải trình với kiểm toán.
2. Không hợp nhất công ty con khi kết quả bất lợi
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Mục đích muốn tái cơ cấu tổ chức để trở thành tập đoàn đa ngành nghề. Kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề đem đến cho doanh nghiệp cơ hội tiếp xúc nhiều thị trường. Khi đó còn nảy sinh việc mua bán nội bộ phát sinh giữa công ty mẹ và công ty con.
“14. Số dư các tài khoản trên Bảng cân đối kế toán giữa các đơn vị trong cùng tập đoàn, các giao dịch nội bộ, các khoản lãi nội bộ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch này phải được loại trừ hoàn toàn. Các khoản lỗ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ cũng được loại bỏ trừ khi chi phí tạo nên khoản lỗ đó không thể thu hồi được.” (trích Đoạn 14 VAS 25). Như vậy, khi lập báo cáo tài chính hợp nhất thì vốn, chi phí, doanh thu cũng được điều chỉnh tương ứng.
Ví dụ:
Doanh thu của công ty mẹ X là 2.000 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu nội bộ từ việc bán hàng cho công ty con của X là 300 tỷ đồng. Nếu hợp nhất báo cáo tài chính, doanh thu của công ty mẹ X ghi trên BCTC là 1.700 tỷ đồng. Khi đó, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp thấp hơn (1.700 thay vì 2.000 tỷ đồng).
Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp có khuynh hướng không hợp nhất BCTC khi kết quả bất lợi.
3. Mở rộng tín dụng cho khách hàng
Một trong những phương án tăng lợi nhuận của DN hiện nay là mở rộng tín dụng cho khách hàng. Ví dụ, thông thường chính sách bán hàng chịu là 15 ngày thì DN tăng lên 30 ngày để thu hút khách hàng mà không tính lãi suất trả chậm. Với doanh nghiệp, sử dụng đồng vốn hiệu quả luôn là vấn đề đáng quan tâm nên đây sẽ là cơ hội thúc đẩy.
Đặc biệt vào khoảng thời gian cuối năm, DN hay mở rộng tín dụng cho khách hàng để đạt được kế hoạch lợi nhuận đã thông qua. Hạn chế là mở rộng chính sách thời gian bán chịu thì tỷ lệ thuận với việc dư nợ sẽ tăng lên, rủi ro các khoản nợ xấu, nợ khó đòi cũng tăng.
4. Trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính
Căn cứ Thông tư 228/2009/TT-BTC:
“Đối với các Công ty đã đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCom) thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định là giá giao dịch bình quân trên hệ thống tại ngày lập dự phòng.
Đối với các Công ty chưa đăng ký giao dịch ở thị trường giao dịch của các công ty đại chúng thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định là giá trung bình trên cơ sở giá giao dịch được cung cấp tối thiểu bởi ba (03) công ty chứng khoán tại thời điểm lập dự phòng.”
Theo đó, đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các cổ phiếu đang niêm yết trên sàn thì các khoản đầu tư này đương nhiên được đánh giá lại theo giá thị trường vào thời điểm cuối năm, theo công thức được quy định cụ thể theo Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 (thay thế Thông tư 13/2006/TT-BTC).
Còn đối với các cổ phiếu chưa niêm yết trên sàn giao dịch, thì doanh nghiệp có những thủ thuật như trích lập thiếu các khoản dự phòng để làm giảm chi phí; hoặc tham vấn các công ty tài chính để không cần trích lập dự phòng.
5. Giảm chi phí bằng “vốn hóa” giá trị tài sản
Để tăng lợi nhuận trong kỳ kinh doanh, doanh nghiệp thường sử dụng thủ thuật làm giảm chi phí trong kỳ. Chi phí vốn vay được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán, trong mục giá trị tài sản công trình. Thường là doanh nghiệp có dự án đầu tư xây dựng sử dụng thủ thuật này.
Thủ thuật này căn cứ theo Đoạn 18 VAS 16: “Việc vốn hóa chi phí lãi vay sẽ chấm dứt khi các hoạt động chủ yếu cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đã hoàn thành. Chi phí đi vay phát sinh sau đó sẽ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh.”
Vốn hóa theo VAS 16 thì cần phải trình bày giá trị vốn hóa tài sản trong kỳ trong BCTC. Và vốn hóa tài sản được thực hiện trước, đang đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản.
Tuy nói đây là những cách gian lận trong báo cáo tài chính nhưng không vi phạm pháp luật. Vì vậy, doanh nghiệp có thể tham khảo những cách này để tạo ấn tượng với nhà đầu tư. Nếu doanh nghiệp muốn đầu tư thì cũng cần cẩn thận tìm hiểu kỹ về DN; cân nhắc trước khi quyết định đầu tư. Chúc các bạn thành công!