Tất cả những con số trong báo cáo tài chính sẽ cho ta thấy được tình hình cũng như kết quả kinh doanh trong một năm đã qua như thế nào. Vì vậy, để tránh việc sai sót và phản ánh đúng, chính xác kết quả kinh doanh đó, kế toán cần kiểm tra các số liệu trong sổ sách kế toán trước khi lên báo cáo tài chính.
1. Kiểm tra số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng
– Sau khi hoàn thành nhập hết các bút toán trong sổ phụ ngân hàng. Nhân viên kế toán cần so sánh số dư trên sổ cái TK 112 so với số dư đến ngày 31/12 trong sổ phụ ngân hàng.
– Nếu số liệu trùng khớp thì không cần rà soát lại. Tuy nhiên trường hợp phát hiện ra sự sai sót, chênh lệch cần dò lại các bút toán với sổ phụ ngân hàng. Để tìm được lỗi sai sau đó khắc phục sớm nhất có thể.
2. Kiểm tra số dư công nợ cần phải thu (TK131) và phải trả (TK331)
– Sau khi tổng kết và lập được bảng tổng hợp số công nợ cần phải thu và số công nợ cần phải trả. Nhân viên kế toán cần gửi thư mail hoặc liên hệ trực tiếp với khách hàng, nhà cung cấp đã hợp tác với doanh nghiệp mình. Để xác nhận và đảm bảo việc ghi chép công nợ chính các và đúng.
– Trong trường hợp số ghi công nợ bằng 0 vẫn cần được xác minh lại. Vì rất có thể phía bên kia sẽ ra một kết quả khác. Vì thế để không ảnh hưởng đến báo cáo tài chính sau này. Cần có sự cẩn thận kiểm tra toàn bộ
3. Kiểm tra số dư nợ vay trước
– Số dư nợ vay trên sổ cái cần bắt buộc phải khớp với số dư trên tài khoản phụ ngân hàng về tiền vay. Nếu có sự chênh lệch cần thiết điều chỉnh lại. Để tìm được nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời
– Các khoản vay từ các tổ chức khác cần tiến hành xin xác nhận. Để đối chiếu khớp trước khi lập báo cáo tài chính
4. Kiểm tra chỉ tiêu thuế và các khoản cần phải nộp cho nhà nước
– Các loại thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài. Và một số loại thuế khác theo quy định… có nhiều giấy tờ và thủ tục khác nhau vì thế cũng cần được kiểm tra, rà soát cụ thể để việc nộp thể nhanh chóng và đơn giản hơn.
– Đồng thời, đối với số dư nợ thuế trước đó. Nhân viên kế toán của doanh nghiệp cần chủ động tiến hành liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế. Để có biện pháp điều chỉnh cũng như lên phương án trả kịp thời và đúng hạn định.
5. Kiểm tra tài khoản hàng tồn kho
– Tất cả số lượng, tài khoản hàng tồn kho cần phải được tiến hành kiểm tra, thống kê và cuối năm, những số liệu. Cũng như số hàng tồn kho được thể hiện cụ thể bằng bản kiểm kê hàng tồn kho
– Sau đó, tiến hành đối chiếu số liệu trong bảng nhập – xuất – tồn kho hàng hóa tổng hợp với số liệu trong bảng kiểm kê. Nếu phát hiện thấy sai sót và chênh lệch cần có biên bản xác nhận và xử lí đúng theo quy định
– Tổng số dư về các tài khoản của hàng tồn kho. Sẽ phản ánh trực tiếp trên bảng cân đối phát sinh. Đồng thời cả trên chỉ tiêu hàng tồn kho có trong bảng cân đối kế toán
Ngoài ra, bạn cần kiểm tra cả hạch toán chi phí lãi vay, lên bảng tổng hợp số lãi vay theo từng hợp đồng vay, khế ước vay xem quá trình hạch toán ghi nợ vay của các tháng, các quý đã chính xác tuyệt đối chưa.
Tất cả các bước kiểm tra cần được tiến hành tỉ mỉ và cẩn thận để tránh những sai sót không đáng có ảnh hưởng đến toàn bộ kết quả báo cáo tài chính sau này.