Kế toán hạch toán dự phòng tổn thất tài sản

Nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp không bị tổn thất và bảo tồn vốn kinh doanh do trích trước chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo kế toán cần lên kế hoạch cũng như có các khoản dự phòng tổn thất tài sản. Vậy kế toán sẽ hạch toán dự phòng tổn thất tài sản như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua các thông tin ở bài viết dưới đây nhé

1. Tài khoản sử dụng

Tài khoản 229 – Dự phòng tổn thất tài sản

Bên Nợ:

Hoàn nhập chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập kỳ trước chưa sử dụng hết.

Bù đắp giá trị khoản đầu tư vào đơn vị khác khi có quyết định dùng số dự phòng đã lập để bù đắp số tổn thất xảy ra.

Bù đắp phần giá trị đã được lập dự phòng của khoản nợ không thể thu hồi được phải xóa sổ.

Bên Có:

Trích lập các khoản dự phòng tổn thất tài sản tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.

– Số dư bên Có: Số dự phòng tổn thất tài sản hiện có cuối kỳ.

Tài khoản 229 – Dự phòng tổn thất tài sản có 4 tài khoản cấp 2

+ Tài khoản 2291 – Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh(CKKD):

Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh.

+ Tài khoản 2292 – Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác:

Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng do doanh nghiệp nhận vốn góp đầu tư bị lỗ dẫn đến nhà đầu tư có khả năng mất vốn.

+ Tài khoản 2293 – Dự phòng phải thu khó đòi:

Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng các khoản phải thu và đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khó đòi.

+ Tài khoản 2294 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

2. Phương pháp kế toán tổn thất tài sản

a) Khi lập BCTC, căn cứ vào biến động giá trị thị trường của các khoản chứng khoán kinh doanh.

Nếu số phải lập kỳ này lớn hơn số đã lập từ kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 229 –  Dự phòng tổn thất tài sản (2291).

b) Khi lập BCTC, căn cứ vào biến động giá trị thị trường của các khoản CKKD.

Nếu số phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã lập từ kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 229 –  Dự phòng tổn thất tài sản (2291)

       Có TK 635 – Chi phí tài chính.

c)  Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá CKKD trước khi doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần.

Khoản dự phòng giảm giá CKKD sau khi bù đắp tổn thất, nếu còn được hạch toán tăng vốn nhà nước, ghi:

 Nợ TK 229 –  Dự phòng tổn thất tài sản (2291)

 Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (số chưa được dự phòng)

       Có TK 121 – Chứng khoán kinh doanh (số được ghi giảm khi xác giá trị doanh nghiệp)

       Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu (số dự phòng đã lập cao hơn số tổn thất).

CÁC TIN TỨC KHÁC