Các doanh nghiệp cùng kế toán luôn luôn tìm cách giảm doanh thu, tăng chi phí với mục đích cuối cùng là làm giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, để giải quyết được công việc trên thì có nhiều vấn đề bất cập nảy sinh xung quanh vấn đề hóa đơn, chứng từ hợp lý. Vì vậy, khi làm về thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán cần lưu ý những điều sau đây:
1. Về vấn đề xuất hóa đơn đầu ra
Các công ty thương mại về mặt hàng tiêu dùng hàng ngày thường có nhiều khách lẻ không lấy hóa đơn và theo đúng nguyên tắc công ty bán hàng bạn phải xuất hóa đơn đúng. Nhưng có một thực tế là trong trường hợp này các công ty sẽ không xuất hóa đơn đầu ra với một lý do đơn giản để giảm doanh thu. Và xảy ra trường hợp tồn ảo. Vậy lượng hàng tồn sẽ xử lý như thế nào? Đây chính là câu hỏi đau đầu cho kế toán. Đối với công ty thương mại còn có thực tế là xuất bán một mặt hàng, hóa đơn xuất ra viết tên một mặt hàng khác. Khách hàng yêu cầu viết kênh giá thực tế lên rất nhiều lần. Chính vì lý do đó xảy ra các trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Giá bán cùng một mặt hàng không đồng nhất giữa các lần bán hàng, khi cơ quan thuế yêu cầu giải trình, nếu bạn không giải trình được thì bạn sẽ bị áp mức giá bán cao nhất.
Trường hợp 2: Chính vì việc xuất hóa đơn đầu ra nhiều khi không đúng tên mặt hàng, trên hóa đơn mua vào được ghi theo mã cũng như tên của nhà cung cấp còn đầu ra tên mặt hàng phải ghi theo yêu cầu của khách hàng, cùng với đó là do kế toán thuế thường làm vào cuối tháng, quý, năm,… nên tình trạng hàng âm rất nhiều, đó cũng chính là vấn đề cần lưu ý để đưa ra cách giải quyết hợp lý nhất khi làm kế toán thuế cho các công ty thương mại để tránh gặp phải trường hợp này.
2. Việc ghi nhận doanh thu chưa thực hiện tại các doanh nghiệp làm về dịch vụ
Vấn đề này thường xảy ra trong các doanh nghiệp làm về dịch vụ. Khách hàng thường thanh toán tiền trước cho việc cung ứng dịch vụ và yêu cầu xuất hóa đơn theo từng lần thanh toán. Khi đó kế toán ghi nhận toàn bộ doanh thu theo hóa đơn xuất ra. Điều này dẫn tới lợi nhuận tăng cao do không có hóa đơn chứng minh chi phí phát sinh trong kì đó. Đây là một sai sót rất lớn làm tăng thuế TNDN một cách đáng tiếc.
3. Hóa đơn xuất khẩu
Khi công ty bạn xuất khẩu ra nước ngoài, khách hàng không cần hóa đơn giá trị gia tăng, tất nhiên trong trường hợp này bên bán cũng sẽ tranh thủ cơ hội và không xuất hóa đơn đầu ra. Nhưng có một sai sót đó là khách hàng lại chuyển tiền qua tài khoản công ty. Sau khi kiểm tra cơ quan thuế phát hiện ra, ngay lập tức bạn bị quy vào tội trốn thuế và phải điều chỉnh tăng doanh thu, đó cũng là một trường hợp làm tăng thuế TNDN.
4. Xuất hóa đơn bán hàng và cung cấp các dịch vụ không có trong giấy phép đăng kí kinh doanh
Khi thanh thanh tra thuế phát hiện các bạn sẽ bị phạt do vi phạm hành chính, đồng thời bị bóc toàn bộ chi phí đầu vào khỏi các chi phí hợp lí. Doanh thu do bán hàng không có trong giấy phép đăng kí kinh doanh sẽ bị coi là một khoản thu nhập khác và đánh thuế trên toàn bộ số thuế TNDN đó.
5. Không xuất hóa đơn đầu ra cho các mặt hàng xuất tiêu dùng nội bộ, biếu tặng,…
Trong trường hợp này khi bị phát hiện, công ty bạn sẽ bị loại bỏ các chi phí đó và đồng thời phải điều chỉnh tăng doanh thu và tăng thuế TNDN phải nộp của kì đó.
6. Đại lý bán đúng ra hưởng hoa hồng xuất hóa đơn
Đối với các đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, doanh thu chính là phần hoa hồng được hưởng. Nhưng trên thực tế có rất nhiều đại lý vẫn xuất hóa đơn hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng theo yêu cầu, điều này không những không đúng theo quy định mà còn làm tăng một khoản doanh thu không có thật dẫn tới việc tăng thuế TNDN một cách vô lý.
7. Hợp tác sản xuất kinh doanh
Trong trường hợp tác sản xuất kinh doanh, công ty bạn chỉ được phân chia một phần nhất định sản phẩm nhưng lại là người đứng ra bán hàng, tiêu thụ sản phẩm. Khi bán hàng và xuất hóa đơn cho khách hàng, doanh thu được ghi nhận toàn bộ vào doanh thu của công ty mình, như vậy phần thuế TNDN cũng tăng lên nhưng không phải thu nhập thực tế của công ty